Công nghệ xử lý nước thải MBBR là gì? Ứng dụng trong ngành xử lý nước thải hiện nay.

Công nghệ MBBR là sự kết hợp giữa các ưu điểm của quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và hệ thống bể lọc sinh học.

Bể MBBR hoạt động tương tự như quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ dung tích của bể. Đây là quá trình xử lý dựa trên lớp màng sinh học với sinh khối phát triển trên các cấu trúc, còn được gọi là giá thể, di chuyển tự do trong bể phản ứng và duy trì bên trong bể.

Bể MBBR không đòi hỏi việc tuần hoàn bùn như các phương pháp khác dựa trên màng sinh học, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính trong bể, do sinh khối được tạo ra liên tục trong quá trình xử lý. Bể MBBR thường bao gồm hai loại: bể hiếu khí và bể kị khí.

1. Công nghệ xử lý nước thải MBBR là gì?

MBBR là viết tắt của “Moving Bed Biofilm Reactor” một quá trình xử lý nước nhân tạo sử dụng vật liệu làm giá thể để tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và sinh trưởng. Nó là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR hiệu quả bằng cách kết hợp quá trình bùn than hoạt tính và màng sinh học. Công nghệ này sử dụng BioChips có công suất cao MicroOrganism trong bể sục khí và không khí anoxic.

Công nghệ MBBR đang là công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực xử lý nước thải, nhờ vào khả năng tiết kiệm diện tích và hiệu quả xử lý cao. Vật liệu làm giá thể cần có tỷ trọng nhẹ hơn nước để đảm bảo chúng có thể lơ lửng. Những vật liệu này liên tục di chuyển trong toàn bộ thể tích bể nhờ vào các thiết bị thổi khí và cánh khuấy, tạo ra một môi trường cho vi khuẩn phát triển với mật độ ngày càng tăng, từ đó tăng cường hiệu suất xử lý.

Tương tự với Aerotank truyền thống, bể MBBR hiếu khí cũng yêu cầu một khu vực thiếu oxi (Anoxic) để xử lý nitơ trong nước thải. Thể tích của màng MBBR được điều chỉnh phù hợp với thể tích bể, thường là dưới 50%.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải MBBR

Quy trình công nghệ xử lý nước thải MBBR

2.1. Giai đoạn tiền xử lý

Công đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước thải. Một hệ thống thu gom không đúng cách có thể dẫn đến hiệu suất không cao và làm mất nước thải.

Nước thải từ nhà vệ sinh, nhà bếp và nước thoát sàn sau khi xử lí sơ bộ sẽ được dẫn qua Song chắn rác để tách các loại rác có kích thước lớn vào Bể điều hòa.

Tại Bể điều hòa giúp điều chỉnh lưu lượng và nồng độ nước thải để duy trì môi trường ổn định cho các công đoạn xử lý tiếp theo và tránh tình trạng quá tải. Nước thải trong Bể điều hòa được bơm và sục khí liên tục từ máy thổi khí, đảm bảo vi sinh vật có điều kiện phát triển.

2.2. Giai đoạn xử lý bằng phương pháp vi sinh

a, Bể Anoxic (thiếu khí)

Trong bể thiếu khí, các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat giảm hàm lượng nito trong nước thải bằng cách chuyển hóa nitrit và nitrat thành nitơ phân tử N2, thoát ra khỏi nước.

Trong bể thiếu khí, tạo môi trường thiếu khí tự nhiên và đa dạng các chủng loại vi sinh vật có tính tùy nghi chuyên cho xử lý nước thải, hàm lượng nito có trong nước sẻ giảm đáng kể. Cùng với nguồn cacbon hữu cơ và môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách oxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) oxy hoá chất hữu cơ để tổng hợp tế bào mới. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.

+ Khử nitrat: NO3– + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7NO2 + 0,47 N2 + 0,76 CO2 + 2,44 H2O

+ Khử nitrit: NO2– + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7NO2 + 0,48 N2 + 0,47 CO2 + 1,7 H2O

Với: C5H7O2N là công thức hóa học biểu thị tế bào vi khuẩn mới

Nước thải sau đó được đẩy sang 2 bể MBBR để tiếp tục xử lý.

b, Bể MBBR1/2

Trong bể sinh học MBBR của hệ thống Xử lý Nước Thải Bằng Công Nghệ MBBR.

Hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng.

Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển trên các giá thể lơ lững.

Vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho, kim loại nặng, …) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết mất khả năng bám dính rơi ra và được tách ra nhờ quá trình lắng. Một số vi sinh còn sót lại trên giá thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Trong bể cũng xảy ra quá trình nitrat hóa NH4– -> NO2– -> NO3– , xử nito, photpho, …như trong bể hiếu khí thông thường.

Nước thải sau xử lí sẻ được dẫn qua Bể lắng.

2.3. Giai đoạn sau xử lý

Nước thải sau quá trình xử lý bằng công nghệ MBBR được bơm sang Bể lắng, tại đây tạo thời gian cho các hạt lơ lửng chịu sự tác động của trọng lực và lắng xuống Bể, từ đó ta thu được lượng nước trong nhờ ống chảy tràn.

Nước tiếp tục qua Bể kiểm soát, tại đây sử dụng hóa chất khử trùng để phá hủy, tiêu diệt coliform, các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.

Ở bể này, hóa chất khử trùng được sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong nước thải trước khi xả ra môi trường.

>>>Xem thêm: Những công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất hiện nay

3. Giá thể của Vi sinh vật trong công nghệ xử lý nước thải MBBR

3.1. Giá thể trong Công nghệ xử lý nước thải MBBR là gì ?

Giá thể MBBR là một loại vật liệu được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải.

Chúng thường được sản xuất từ nhựa, có cấu trúc nhẹ và thường có các lỗ nhỏ nhằm tăng khả năng di chuyển trong nước thải và tạo ra bề mặt lớn để vi sinh vật có thể dễ dàng bám vào.

Việc sử dụng giá thể MBBR kết hợp với quá trình xử lý sinh học, bao gồm cả quá trình thiếu khí hoặc hiếu khí truyền thống, nhằm tối ưu hóa hiệu suất xử lý nước thải, đặc biệt là trong việc loại bỏ Nitơ và Photpho có trong nước thải.

Hình dạng các giá thể thông dụng hiện nay

3.2. Cơ chế hoạt động của các giá thể trong Xử lý nước thải

Yếu tố quan trọng trong quá trình xử lý này là các cấu trúc động có lớp màng sinh học bám vào bề mặt, được thiết kế để có diện tích bề mặt lớn để lớp màng sinh học có thể dính bám và tạo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật hoạt động khi chúng tồn tại trong nước.

Tất cả các cấu trúc này có tỷ trọng nhẹ hơn so với nước, tuy nhiên mỗi loại lại có tỷ trọng khác nhau. Điều quan trọng nhất trong quá trình xử lý là mật độ của các cấu trúc này trong bể: để chúng có thể duy trì chuyển động lơ lửng trong bể, mật độ của chúng nên chiếm từ 25 đến 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR không nên vượt quá 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học, sự phân tán chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm) cả trong và ngoài lớp màng là yếu tố quan trọng, vì vậy độ dày của lớp màng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất xử lý.

3.3. Đối sánh các Công nghệ xử lý nước thải MBR; MBBR; FBBR

Đối sánh công nghệ xử lý nước thải MBR MBBR FBBR

4. Những dòng hóa chất và vật tư tiêu hao trong Công nghệ Xử lý nước thải MBBR

4.1. Hóa chất khử trùng

a, Clorin

Hóa chất khử trùng - Clorin

b, KMnO4

Hóa chất khử trùng - thuốc tím

c, Javen

Hóa chất khử trùng - javen

5. Lý do mua hóa chất xử lý nước của Eco One Việt Nam

+ Cam kết về chất lượng của sản phẩm, nếu có bất kì vấn đề gì về chất lượng sản phẩm Công  ty xin CAM KẾT đổi trả 100% cho Khách hàng

+ Sẵn sàng cung cấp và hỗ trợ giấy tờ liên quan đến sản phẩm và quá trình bán hàng

+ Giá cả cạnh tranh với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường

+ Nhân viên tư vấn, hỗ trợ 24/24

+ Sẵn sàng Test sản phẩm trực tiếp trước Khách hàng

+ Đội ngũ Kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ 24/7

CÔNG TY TNHH ECOONE VIỆT NAM

Chi nhánh miền Bắc: Số 8, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0902.164.766

Email: Ninhkysuhoachatecoone@gmail.com

Website: Sieuthihoachatcongnghiep.com

 

5/5 (1 Review)