Chúng ta nghe nhắc nhiều đến cụm từ “HÓA CHẤT”, đây là loại vật chất quan trọng, có vai trò to lớn trong cuộc sống của con người. Trong cuộc sống sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp chúng ta đều cần dùng đến hóa chất

Xem nhanh
Hóa chất là gì?

- Hóa chất hay còn được gọi là chất hóa học, là 1 dạng vật chất mà đặc tính hóa học không thay đổi. Các dạng vật chất khác như ánh sáng, nhiệt lượng… không được coi là hóa chất. Hóa chất có thể là đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp các chất. Hóa chất có thể tồn tại ở nhiều trạng thái như thể rắn, lỏng, khí hoặc plasma. Chúng có thể chuyển trạng thái dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.
- Các hóa chất là những chất không thể chia nhỏ hơn bằng phương pháp vật lý mà không phá vỡ các liên kết hóa học trong cấu trúc. Các phản ứng hóa học xảy ra sẽ biến đổi chất hóa học này thành các chất khác.
Lịch sử hình thành và phát triển ngành hóa chất
- Một trong những hóa chất công nghiệp đầu tiênđược sản xuất với số lượng lớn thông qua quy trình công nghiệp là axit sulfuric. Năm 1736, dược sĩ Joshua Ward đã phát triển một quy trình sản xuất có liên quan đến việc làm nóng muối và cho phép lưu huỳnh oxy hóa và kết hợp với nước. Đó là sản xuất thực tế đầu tiên của axit sulfuric trên quy mô lớn. John Roebuck và Samuel Garbett là những người đầu tiên thành lập một nhà máy quy mô lớn ở Prestonpans vào năm 1749, nơi sử dụng các buồng ngưng tụ chì để sản xuất axit sulfuric.
- Vào đầu thế kỷ 18, vải đã được tẩy trắng bằng cách xử lý bằng nước tiểu cũ hoặc sữa chua và phơi dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, điều này tạo ra một tắc nghẽn nghiêm trọng trong sản xuất. Axit sunfuric bắt đầu được sử dụng như một tác nhân hiệu quả hơn cũng như vôi vào giữa thế kỷ, nhưng chính việc phát hiện ra bột tẩy trắng của Charles Tennant đã thúc đẩy sự thành lập doanh nghiệp công nghiệp hóa chất lớn đầu tiên. Bột của ông được tạo ra bằng cách phản ứng clo với vôi tôi khô và được chứng minh là một sản phẩm rẻ tiền và thành công. Ông đã mở một nhà máy ở St Rollox, phía bắc thành phố Glasgow và sản xuất đã tăng từ 52 tấn vào năm 1799 lên gần 10.000 tấn chỉ sau 5 năm.

Vai trò của hóa chất trong công nghiệp
- Hóa chất là một thành phần quan trọng của tất cả các ngành sản xuất công nghiệp:
- Trong công nghiệp sản xuất đồ gia dụng: nó là nguyên liệu chính trong sản xuất hầu hết đồ gia dụng mà con người vẫn sử dụng hằng ngày.
- Trong ngành công nghiệp khai thác: Hóa chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, đá quý; luyện quặng; tinh chế, chế tạo trang sức, phụ kiện tinh xảo…quý ra khỏi quặng để tạo ra những món phụ kiện, trang sức tinh xảo, có giá trị cao,…
- Xăng dầu là nguồn nhiên liệu để vận hành máy móc.Hóa chất được sử dụng trong hoạt động làm sạch, tẩy rửa dầu mỡ trên bề mặt máy móc, thiết bị, nhà xưởng….
- Hóa chất là nguyên liệu cho các ngành sản xuất như nhựa, cao su, polymer.
Phân loại hóa chất như thế nào?
Phân loại hóa chất theo GHS

- GHS là viết tắt của Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất). Hệ thống này được xây dựng nhằm thay thế cho các hệ thống phân loại và ghi nhãn các hóa chất khác nhau giữa các quốc gia với mục đích thống nhất cho phù hợp trên phạm vi toàn cầu.
- Trong Nghị định số 113/2017/NĐ-CP đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất thì việc phân loại các hóa chất được thực hiện theo các quy tắc và sự hướng dẫn kỹ thuật từ GHS:
- Nguy hại cho vật chất
- Chất lỏng dễ cháy
- Chất lỏng tự cháy
- Chất lỏng oxy hóa
- Khí dễ cháy
- Khí oxy hóa
- Khí chịu áp suất
- Chất rắn dễ cháy
- Chất rắn tự cháy
- Chất rắn oxy hóa
- Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt
- Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sẽ sinh ra khí gây cháy
- Nguy hại cho sức khỏe
- Độc cấp tính
- Độc tính sinh sản
- Sau phơi nhiễm đơn thì độc tính đến các cơ quan cụ thể
- Sau phơi nhiễm lặp lại thì độc tính đến các cơ quan cụ thể
- Tổn thương nghiêm trọng/ kích ứng mắt
- Tác nhân nhạy hô hấp
- Tác nhân nhạy da
- Tác nhân gây ung thư
- Nguy hại hô hấp
- Ăn mòn/kích ứng da
- Đột biến tế bào mầm
- Ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ
- Nguy hại cho môi trường:Gây hại cấp tính hay mãn tính đối với môi trường thủy sinh.
Phân loại hóa chất theo mục đích sử dụng:
- Hóa chất cơ bản: Nhóm các hóa chất được dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp, đóng vai trò là nguyên liệu, phụ gia, dung môi cho các quá trình sản xuất trước khi thành sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Hóa chất tiêu dùng: Nhóm các hóa chất được sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt như nước rửa tay, nước giặt, xà phòng, chất tẩy rửa,…
- Hóa chất đặc dụng: Là các hóa chất công nghiệp thường được dùng trong mực in, dệt may, các ngành kỹ thuật, thuốc bảo vệ cây trồng, các chất phụ gia thực phẩm, chất bôi trơn…
Phân loại theo mức độ hóa học:
- Hóa chất tinh khiết: Đây là các hóa chất không bị nhiễm các chất khác, có độ bền cao, hoạt tính ổn định. Chúng thường được dùng trong các phòng nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm.
- Hóa chất hỗn hợp: Đây là các hóa chất được con người tạo ra để phục vụ cho mục đích sản xuất như: Tăng màu sắc, tăng mùi thơm, tăng hương vị trong chế biến thực phẩm; trong sản xuất dược phẩm, kết hợp nhiều chất với nhau để tăng tác dụng điều trị…
Phân loại hóa chất theo ứng dụng cụ thể:
- Các hóa chất với những đặc tính riêng, được ứng dụng trong từng lĩnh vực trong cuộc sống như:
- Hóa chất ngành khai khoáng, nhiệt điện, chế biến thực phẩm…
- Hóa chất xử lý nước, xử lý môi trường.
- Hóa chất nghiên cứu, hóa chất trong lĩnh vực y tế, dược phẩm…
Bài viết liên quan:
Top 10 hóa chất dệt nhuộm công nghiệp phổ biến nhất hiện nay: Xem thêm>>
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ECOONE VIỆT NAM
Chi nhánh miền Bắc: Số 8, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0903 209 802 Mr Mạnh Ecoone chem
Website: Sieuthihoachatcongnghiep.com