Sự Kết Hợp Giữa Hóa Chất Và Vi Sinh Trong Xử Lý Nước Thải

Kết hợp giữa hóa chất và vi sinh đang ngày càng được ưa chuộng trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Trong đó xử lý bằng phương pháp sinh học đang đạt được hiệu quả rất cao.

Với tính năng đơn giản, tiết kiệm chi phí. Áp dụng được hầu hết cho mọi loại nước thải sinh hoạt, công nghiệp, cùng với quy trình vận hành đơn giản. Đây đang là một lựa chọn tối ưu.

Với việc sử dụng hóa chất, sẽ đảm bảo được hàm lượng chất thải trước khi vào các công trình sinh học. Tuy nhiên cần kiểm soát hàm lượng, tránh làm vi sinh vật bị sốc. Với sự có mặt của hóa chất, sẽ đưa pH trong nước thải về mức cân bằng, đảm bảo cho vi sinh vật phát triển. Hóa chất và vi sinh kết hợp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Sự Kết Hợp Giữa Hóa Chất Và Vi Sinh Trong Xử Lý Nước Thải (1)
Sự Kết Hợp Giữa Hóa Chất Và Vi Sinh Trong Xử Lý Nước Thải 

Vai trò của hóa chất

Vai Trò Của Hóa Chất
Vai Trò Của Hóa Chất

Xử lý nước thải của các  ngành công nghiệp khác nhau yêu cầu nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Ngoài phương pháp sinh học thỳ phương pháp hóa lý cũng là quy trình cần thiết.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý sẽ là bước cơ bản trước khi vào công trình xử lý sinh học. Việc nước thải của các ngành công nghiệp khác như: nước thải giấy có hàm lượng SS cao, nước thải chăn nuôi có hàm lượng COD cao, nước thải dệt nhuộm có độ màu, nước thải cao su có lượng mủ,…

Vai trò của vi sinh vật

Vai trò của vi sinh vật
Vai trò của vi sinh vật

Nguyên lý chính của phương pháp này là sử dụng các chất khoáng và chất hữu cơ có sẵn trong nước thải. Tạo môi trường sống cho các vi sinh vật có thể biến đổi các hợp chất khó phân giải thành các chất đơn giản hơn. Trong quá trình này vi sinh vật sẽ tiếp thu các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào. Từ đó phát triển và sinh sản làm cho sinh khối tăng lên.

Các loại nước thải công nghiệp chứa các chất bẩn hòa tan hay phân tán nhỏ có thể được làm sạch hoàn toàn. Do vậy, biện pháp xử lý chất thải sinh học này thường được dùng sau khi chất thải đã được loại bỏ các tạp chất phân tán thô.

Xử lý bằng công nghệ sinh học

Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Được dùng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan, chất vô cơ H2S, sunfit, ammonia, nitơ… là các chất ô nhiễm có trong nước thải. Được xử lý dựa trên hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Sự kết hợp giữa hóa chất và vi sinh

Hóa chất và vi sinh luôn đi kèm với nhau trong xử lý nước thải. Chúng hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề sử dụng cho nhau.

Hóa chất dùng để làm cân bằng pH trong nước thải. Đối với nước thải sinh hoạt thì pH sẽ ổn định hơn nước thải công nghiệp. Đa số là không cần bổ sung hóa chất cân bằng, trừ một vài trường hợp đặc biệt. Còn nước thải công nghiệp, tùy từng ngành khác nhau. Ví dụ nước thải cao su có pH thấp dao động 4.2 – 5.2, nước thải dệt nhuộm pH dao động khoảng 8 – 10,…Việc dùng các hóa chất để cân bằng pH là điều cần thiết.

Xử lý bằng phương pháp sinh học

Bùn Vi Sinh Hoạt Tính
Bùn Vi Sinh Hoạt Tính

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, cụ thể là vi sinh vật chỉ hoạt động tối ưu trong khoảng pH 6.5 – 7.5. pH nằm ngoài ngưỡng này, sẽ làm giảm hiệu quả xử lý của vi sinh vật. Khâu cân bằng pH phải được xử lý trước khi nước thải vào bể sinh học.

Hàm lượng SS trước khi vào bể sinh học phải nhỏ hơn 150 mg/l. Khi vào bể kỵ khí phải nhỏ hơn 3000 mg/l. Nếu hàm lượng lớn hơn, thì rất khó phân hủy sinh học.

Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất sẽ làm giảm bớt thành phần kim loại nặng. Các nguồn nước thải công nghiệp thường chứa hàm lượng SS, BOD, COD cao. Cần phải đi qua các công trình hóa lý trước khi vào bể sinh học

Bài viết liên quan:

Nguyên lý hoạt động và hạn chế bọt trong xử lý nước thải: Xem thêm>>

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ECOONE VIỆT NAM

Chi nhánh miền Bắc: Số 8, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0903 209 802 Mr Mạnh Ecoone chem

Website: Sieuthihoachatcongnghiep.com

.

0/5 (0 Reviews)