Phương pháp xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm

Các nhà máy dệt nhuộm, thuộc da, in ấn,… thường phát sinh nước thải sản xuất có nồng độ màu cao. Đặc biệt, nước thải ngành dệt nhuộm là khó xử lý nhất vì có độ màu nước rất cao và thay đổi tải lượng liên tục.

Phương pháp xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm
Phương pháp xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm

Đặc tính độ màu trong nước thải dệt nhuộm

Đặc tính nước thải dệt nhuộm thường chứa tổng hàm lượng các chất rắn, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao,… Lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp phải dựa vào rất nhiều yếu tố như lưu lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn xả thải, xử lý nước thải tập trung hay cục bộ.

Quy trình xử lý độ màu cao trong nước thải dệt nhuộm

Bước 1: Nước thải được tập trung ở bể gom sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất rắn thô.

Bước 2: Nước thải sau song chắn rác sẽ chảy vào bể điều hòa để giúp ổn định lưu lượng và nồng độ, đồng thời cũng giảm đi một phần nhiệt độ vốn rất cao của nước thải.

Bước 3: Sau đó, nước thải đưa vào bể keo tụ để tiến hành thực hiện quá trình kết dính các cặn bẩn lại với nhau, giúp các cặn bẩn lắng xuống phía dưới.

Bước 4: Nước thải được tiếp tục bơm vào bể Aerotank, bể được cấp khí từ máy thổi khí để đẩy nhanh quá trình xử lý. Hoạt động sinh học hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ thành vô cơ (chủ yếu là khí CO2 và H2O).

Bước 5: Sau quá trình xử lý hiếu khí, nước thải có độ màu cao được dẫn vào bể lắng để lắng trọng lực nhằm loại bỏ cặn bùn hoạt tính.

Bước 6: Nước thải được chảy vào bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Nếu nước thải đầu ra vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thì sẽ được tăng cường bể xử lý bằng bể lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn các thành phần gây nên ô nhiễm. Đồng thời, trong suốt quá trình xử lý sẽ cần đến sự trợ lực của những hóa phẩm khử màu chuyên dụng thích hợp với đặc tính và lưu lượng của nước thải.

Phương pháp xử lý độ màu trong nước thải dệt nhuộm

Các phương pháp xử lý hóa học và sinh học thông thường được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải dệt nhuộm và nước thải có độ màu tương tự. Mặc dù hai phương pháp này hiệu quả trong việc loại bỏ các hợp chất ô nhiễm thông thường, nhưng đối với độ màu thì khó xử lý hơn do bản chất các loại thuốc nhuộm có khối lượng phân tử cao, cấu trúc phức tạp và phân hủy sinh học kém.

Thay vào đó, 4 phương pháp xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm dưới đây cho thấy hiệu quả hơn:

Phương pháp xử lý độ màu bằng keo tụ tạo bông

Phương pháp xử lý độ màu bằng keo tụ tạo bông
Phương pháp xử lý độ màu bằng keo tụ tạo bông
  • Hầu hết các loại thuốc nhuộm bền với ánh sáng và các tác nhân oxy hóa, đồng thời có khả năng chống phân hủy sinh học. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm thường được sử dụng là quá trình keo tụ tạo bông bằng việc sử dụng các loại hóa chất như phèn nhôm, PAC, polyme, sắt (II) sunfat và vôi ….
  • Công nghệ này thường được sử dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và chất keo không lắng xuống. Quá trình xử lý bao gồm việc bổ sung các hóa chất vào nước thải để thay đổi trạng thái vật lý của các chất rắn hòa tan và lơ lửng, dẫn đến việc loại bỏ chúng thông qua quá trình hấp phụ và bám vào các bông cặn / bùn.

Ưu điểm của phương pháp xử lý độ màu bằng keo tụ tạo bông là dễ vận hành và loại bỏ được phần lớn các tác nhân gây màu.

Nhược điểm là sử dụng nhiều hóa chất gây tiêu tốn nhiều chi phí cũng như sinh ra một lượng bùn hóa lý lớn phải xử lý.

Phương pháp xử lý độ màu bằng Fenton

Phương Pháp Xử Lý độ Màu Bằng Fenton
Phương Pháp Xử Lý độ Màu Bằng Fenton
  • Phương pháp xử lý độ màu bằng Fenton liên quan đến quá trình oxy hóa nhanh chóng các hợp chất gây màu bằng Hydrogen Peroxide (H2O2) với sự có mặt của các ion sắt (Fe2+) làm chất xúc tác. Sự gia tăng tốc độ oxy hóa bởi Peroxide là do tạo ra gốc Hydroxyl (OH-).
  • Với phản ứng diễn ra đồng thời của sắt giữa các trạng thái oxy hóa Fe+2 và Fe+3 (hai trạng thái này đều có tác dụng đông tụ) và do đó quá trình Fenton có thể hỗ trợ quá trình oxy hóa cũng như đông tụ các chất ô nhiễm.
  • Hiệu suất của phản ứng Fenton bị ảnh hưởng chủ yếu bởi pH của từng giai đoạn phản ứng. pH cao có thể dẫn đến sự phân hủy H2O2 và kết tủa sắt dưới dạng Fe(OH)3.

Ưu điểm của phương pháp xử lý độ màu bằng Fenton là khả năng làm giảm COD, hiệu quả trong việc khử màu của cả thuốc nhuộm hòa tan và không hòa tan.

Nhược điểm của phương pháp Fenton là yêu cầu pH thấp (2,5 – 3,5) và do đó không thích hợp cho nước thải có tính kiềm cao. Đồng thời, lượng bùn được tạo ra ở pH cao do sự kết tủa của muối sắt và việc xử lý nó rất tốn kém và không thân thiện với môi trường.

Phương pháp xử lý độ màu bằng lọc màng

Phương pháp xử lý độ màu bằng lọc màng
Phương pháp xử lý độ màu bằng lọc màng

Các loại màng thường được sử dụng để loại bỏ các hạt có kích thước nhỏ hơn 2 μm và được ứng dụng trong một số ngành công nghiệp như dệt nhuộm, thực phẩm, công nghiệp giấy và bột giấy. Phương pháp này có khả năng tách các phân tử thuốc nhuộm ra khỏi nước thải một cách liên tục.

Ưu điểm của phương pháp xử lý độ màu bằng lọc màng là khả năng chống chịu với nhiệt độ và môi trường chứa dư lượng hóa chất bất lợi.

Nhược điểm chính của kỹ thuật tách màng là không thể loại bỏ những chất hòa tan. Một số loại màng thường được sử dụng là vi lọc (MF), siêu lọc (UF), lọc nano (NF) và thẩm thấu ngược (RO).

Phương pháp xử lý độ màu bằng sinh học

Phương pháp xử lý độ màu bằng sinh học
Phương pháp xử lý độ màu bằng sinh học

Các kỹ thuật khử màu bằng phương pháp sinh học dựa trên sự hấp phụ bằng sinh khối của vi sinh vật hoặc phân hủy sinh học thuốc nhuộm. Các phương pháp này được coi là một giải pháp mang tính kinh tế khi so sánh với các phương pháp hóa học để khử màu thuốc nhuộm.

Bài viết liên quan:

Phụ gia khử bọt EAN 300 dùng hiệu quả trong sản xuất và xử lý nước: Xem thêm>>

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ECOONE VIỆT NAM

Chi nhánh miền Bắc: Số 8, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0903 209 802 Mr Mạnh Ecoone chem

0/5 (0 Reviews)