Xử lý nước thải sinh hoạt là quy trình loại bỏ chất thải trong nước do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, với mục đích chính là biến nước thải sinh hoặt thành nước sạch nhằm bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nước thải giúp tái sử dụng nguồn nước, tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt.
Xem nhanh
1. Hậu quả của việc xả nước thải ra môi trường
1.1. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
Ảnh hưởng đến môi trường nước và sinh vật sống trong nước:
- Nước ngầm: Bên cạnh việc các cặn bẩn lơ lửng trong mặt nước thì các chất thải nặng sẽ lắng sâu xuống đấy nước. Và một phần trong số đó sẽ được các vi sinh vật phân hủy còn 1 phần sẽ thấm vào mạch nước ngầm qua đất. Từ đó sẽ làm biến đổi tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu.
- Nước mặt: Do sự mất cân bằng giữa chất lượng nước thải và các sinh vật tiêu thụ nước thải trong môi trường làm cho nhiều hợp chất không được phân hủy. Điều này làm mất đi sự trong sạch của nước ban đầu và làm cho chất lượng nước bị suy giảm.
- Sinh vật sống trong nước: Việc xả nước thải ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước. Nhiều loài thủy sinh do hấp thục các chất độc trong nước mà lâu ngày gây biến đổi chất trong cơ thể, thậm chí là đột biến.
- Thủy triều đen: Đây là hiện tượng do tình trạng chấy lượng nước trong ao, hồ bị suy giảm đột ngột nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt.
- Thủy triều đỏ: Đây chính là hậu quả nặng nề về môi trường của sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại – làm thay đổi hệ sinh thái biển.
1.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất và sinh vật đất
- Đất: Xả nước thải ra môi trường sẽ khiến cho nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng.
- Sinh vật đất: Khi các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải thẩm thấu vào đất không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất mà còn gây ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong đất.
1.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
- Việc xả nước thải ra môi trường không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nước, đất mà còn ảnh hưởng đến cả không khí. Cụ thể là các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại trong nước thải thông qua vào tuần hoàn nước theo hởi nước vào không khí. Điều này làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Đồng thời các hơi nước này còn là nơi lưu trú của nhiều vi sinh vật và các loại khí bẩn độc hại khác.
1.4. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người
- Khi xả nước thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì con người cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là những người sống ở khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm, bệnh về da, hô hấp,… thậm chí là cả đột biến gen hoặc ung thư.
Như vậy có thể thấy được hậu quả của việc xả nước thải ra môi trường là vô cùng to lớn. Do đó, đòi hỏi mọi người phải có các biện pháp xử lý để cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của mình.
2. Phân loại nước thải sinh hoạt
Hiện nước thải sinh hoặt được chia làm 2 loại chính:
- Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Dầu mỡ, cặn bã nấu nướng, chất tẩy rửa (tắm, giặt); hoạt động từ vệ sinh nhà cửa, phòng tắm,…
- Nước thải từ các phòng vệ sinh do bài viết của con người,…
Nước thải sinh hoạt như đã nêu ở trên, được chia làm 2 loại chính. Tuy nhiên, cụ thể hơn ta có thể chia nước thải sinh hoạt thành 6 loại cơ bản:
- Toilet: Nhà vệ sinh
- Nhà bếp
- Rửa chén
- Bồn tắm
- Giặt giũ
- Nấu ăn
3. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn
Đặc trưng của nước thải sinh hoặt là chứa chất vô cơ, chất hữu cơ, vi rút, vi khuẩn và các chất dinh dưỡng như Nitơ, Photpho, BOD,…v…v… Quy trình xử lý được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Thu gom nước thải vào Bể gom qua Song chắn rác nhằm tách rác và các chất cặn bã được loại bỏ hoàn toàn góp phần nâng cao hiệu suất và tăng tuổi thọ cho các hệ thống như xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn, chung cư, khu đô thị,…hàng ngày.
- Bước 2: Bể điều hòa tiếp nhận nước từ Bể gom và được khuấy trộn liên tục bằng hệ thống phân phối khí đáp ứng cho quá trình xử lý liên tục mà không bị quá tải.
- Bước 3: Nước thải từ Bể điều hòa chảy sang Bể hiếu khí để xử lý tiếp, tại đây các Vi sinh vật hiếu khí tiếp tục phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Quá trình luôn đảm bảo hàm lượng BOD không quá 5mg/l.
- Bước 4: Nước chảy sang Bể Thiếu khí qua hệ thống chảy tràn, tại bể này có nuôi các Vi sinh vật kị khí, tại đây diễn ra quá trình Nitrat hóa, phân hủy các chất hữu cơ thành CO2; H2O; CH4,…Đồng thời hàm lượng BOD cũng giảm theo
- Bước 5: Nước chảy sang Bể lắng, tại đây quá trình lắng cơ học được diễn ra.
- Bước 6: Nước từ Bể lắng chảy tràn sang Bể khử trùng, quá trình này giúp loại bỏ được các vi sinh vật có lẫn trong nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
4. Quy chuẩn đầu ra về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT)
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
5. Trọn bộ hóa chất cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
5.1. Mật rỉ đường
- Công dụng: Cung cấp nguồn cacbon cơ chất cho vi sinh vật, thành phần dinh dưỡng của tế bào vi sinh vật bao gồm 3 nguyên tố chính Cacbon – Nitơ – Photpho.
5.2. Methanol
- Công dụng: Methanol được sử dụng như một nguồn Carbon hữu cơ để khử Nitơ trong quá trình khử Nitrate thành Nitơ tự do
5.3. Hóa chất khử trùng – KMnO4
- Công dụng: Loại bỏ các vi sinh vật còn xót lại trong quá trình xử lý trước khi đưa ra nơi tiếp nhận.
6. Lý do nên mua hàng của Eco One Việt Nam
+ Cam kết về chất lượng của sản phẩm, nếu có bất kì vâsn đề gì về chất lượng sản phẩm Công ty xin CAM KẾT đổi trả 100% cho Khách hàng
+ Sẵn sàng cung cấp và hỗ trợ giấy tờ liên quan đến sản phẩm và quá trình bán hàng
+ Giá cả cạnh tranh với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường
+ Nhân viên tư vấn, hỗ trợ 24/24
+ Sẵn sàng Test sản phẩm trực tiếp trước Khách hàng
+ Đội ngũ Kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ 24/7
CÔNG TY TNHH ECOONE VIỆT NAM
Chi nhánh miền Bắc: Số 8, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0902164766
Email: Ninhkysuhoachatecoone@gmail.com
Website: Sieuthihoachatcongnghiep.com