Hóa chất và phụ gia chuyên dụng cho ngành sản xuất giấy

Xem nhanh

1. Công nghệ sản xuất giấy hiện nay.

Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm. Thành phần chính của giấy là xơ cellulose, một loại polymer dài và thẳng được tìm thấy trong gỗ, bông và các loại cây khác. Trên cây, xơ cellulose bao quanh mạng lignin cũng là một loại polymer. Để tách xơ cellulose ra khỏi mạng polymer đó, người ta phải sử dụng phương pháp nghiền cơ học hoặc xử lý hóa học.

Quy trình sản xuất giấy bằng phương pháp nghiền cơ học là quy trình hiệu quả trong việc thu hồi xơ cellulose cao nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và không loại bỏ hết lignin, làm giảm chất lượng giấy.

Trong sản xuất giấy hiện nay, phương pháp Kraft là phổ biến nhất. Tuy nhiên, hiệu suất thu hồi xơ cellulose trong quy trình hóa học không cao bằng quy trình nghiền cơ học, mặc dù quy trình này cho phép loại bỏ lignin khá triệt để, giúp sản phẩm giấy có độ bền tương đối cao.

Lượng lignin trong bột giấy làm cho giấy có màu nâu, do đó để sản xuất giấy trắng và chất lượng cao thì phải loại bỏ hết lignin. Thường người ta oxy hóa lignin bằng clo, nhưng các phương pháp này gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các nhà hóa học đã tích cực nghiên cứu các quy trình thân thiện với môi trường để áp dụng cho việc tẩy trắng giấy.

Sản phẩm từ ngành sản xuất giấy
Sản phẩm từ ngành sản xuất giấy

1.1. Tổng quát Công nghệ sản xuất giấy hiện nay

1.1.1. Mô tả quy trình sản xuất

Nguyên liệu thô được dùng trong sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam gồm hai nguồn căn bản là từ rừng (Tre và gỗ mềm) và giấy tái chế. Bột giấy được dùng để sản xuất những loại sản phẩm khác nhau như giấy viết, giấy bao bì, bìa carton, v.v… là khác nhau. Tuy nhiên có thể pha trộn bột giấy được tạo ra từ những nguyên liệu thô khác nhau để có được những đặc tính mong muốn cho thành phẩm.

Ví dụ: Trong sản xuất bìa carton, bột giấy làm từ tre có thể được trộn với bột giấy làm từ chất thải để xơ có được độ bền cần thiết khi cấu thành giấy thành phẩm. Các bộ phận sản xuất khác nhau và quy trình vận hành của từng bộ phận được liệt kê trong bảng 1.

Chức năng của từng Bộ phận trong một Quy trình sản xuất giấy
Bảng 1: Chức năng của từng Bộ phận trong một Quy trình sản xuất giấy

“Sản xuất giấy là quá trình sử dụng nhiều năng lượng và nước. Các nguồn năng lượng chính là nhiên liệu (than, các sản phẩm dầu khí) để chạy nồi hơi, điện và dầu diesel cho máy phát điện.
Suất tiêu hao năng lượng tại các nhà máy Việt Nam có sự dao động rất lớn. Sự khác nhau đó chủ yếu là do sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và do tỉ lệ phối hợp nguyên liệu thô khác nhau (tre, giấy phế liệu, và bột giấy nhͅp khẩu), ví dụ tiêu thụ năng lượng cho sản xuất giấy tissue sẽ lớn hơn nhiều so với giấy bao gói hoặc giấy viết. Suất tiêu hao năng lượng điện và nhiệt (hơi nước) tương ứng là 1000- 2400 kWh/tấn giấy và 3 x 106 Kcal/tấn – 6.5 X 106 Kcal/tấn. Suất tiêu hao nước nằm trong khoảng từ 100 đến 350 m3/tấn giấy”

1.2. Quy trình xeo giấy hiện nay

Sơ đồ quy trình tổng quất về quá trình sản xuất giấy
Hình 1: Sơ đồ quy trình tổng quất về quá trình sản xuất giấy

1.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu thô

Nguyên liệu phổ biến cho ngành sản xuất giấy
Nguyên liệu phổ biến cho ngành sản xuất giấy

Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc tái chế, v.v… Trường hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lượng, gỗ xếp đống trong sân chứa và sau đó được mang đi cắt thành mảnh.

Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lưỡi, còn với loại gỗ/tre dày hơn thì dùng máy cắt có đĩa dao 6 lưỡi. Kích cỡ của mảnh được tạo ra là từ 15-35mm. Các mảnh quá to và quá nhỏ sẽ được loại ra mảnh có kích cỡ phù hợp sau đó sẽ được chuyển đến khu vực sản xuất bột giấy để nấu.

Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc để tách các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạp chất này sẽ được thải ra như chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ được chuyển đến công đoạn sản xuất bột giấy.

1.2.2. Sản xuất bột

  • Nấu
    • Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường không chứa xơ và 20-30% lignin. Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ được tách ra khỏi lignin bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu. Quá trình nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm (NaOH) và hơi nước.
    • Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu được hoàn tất sau khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các loại khí được xả ra khỏi nồi nấu. Trong quá trình nấu phải duy trì tỉ lệ rắn/lỏng (Dung tỉ của từng mẻ) nằm trong khoảng là 1:3 đến 1:4
    • Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng. Bột thường được chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa.
  • Rửa
    • Trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu được rửa bằng nước. Dịch đen loãng từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được chuyển đến quá trình thu hồi hóa chất. Bột được tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này kéo dài khoảng 5-6 giờ.
  • Sàng
    • Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chưa được nấu. Tạp chất này được loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần tạp chất tách loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ được tái chế làm bao bì (Không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm sạch li tâm thường bị thải bỏ. Sau sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ được làm đặc tới khoảng 4% để chuyển sang bước tiếp theo là tẩy trắng. Phần nước lọc được tạo ra trong quá trình làm đặc sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho quá trình rửa bột. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không cần tẩy trắng và được chuyển trực tiếp đến công đoạn chauarn bị xeo.
  • Tẩy trắng
    • Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ trắng cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất. Loại và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản xuất từ bột giấy đó. Trường hợp sản phẩm và giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn tẩy trắng được thực hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ. Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn toàn, tuy nhiên, xơ cũng bị phân hủy phần nào và độ dai của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho loại tẩy này là Clo, Dioxit Clo, Hypoclo và hydroxide Natri. 3 bước tẩy trắng bột truyền thống là:
    • Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí Clo, khí này sẽ phản ứng với Lignin để tạo ra các hợp chất tan trong nước hoặc tan trong môi trường kiềm.
    • Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm.
    • Bước 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột được tẩy trắng bằng dung dịch Hypochlorite.
Công đoạn tẩy trắng bột giấy
Công đoạn tẩy trắng bột giấy

Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước sạch và nước trắng (Thu hồi từ máy xeo). Nước rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa Chlorolignates và Clo dư, do vậy không thể tái sử dụng trực tiếp được. Vì thế nước này sẽ trộn với nước tuần hoàn từ các công đoạn khác và tái sử dụng cho quá trình rửa bột giấy.
Hiện nay, việc nghiên cứu số bước tẩy trắng, kết hợp sử dụng các hóa chất tẩy trắng thân thiện với môi trường như Peroxide đã được triển khai áp dụng thành công tại một số doanh nghiệp trong nước.

“QUÁ TRÌNH TÁCH MỰC: Đối với giấy loại đã qua in, ví dụ: Báo, cần phải được tách mực mới có thể sản xuất ra loại giấy in chất lượng cao. Trong quá trình tách mực, người ta thường cho một tác nhân kiềm và hóa chất tẩy trắng vào từ công đoạn sản xuất bột giấy. Sau khi tiến hành sàng sơ bộ, dịch nhuyễn chứa xơ được đưa qua các bể tuyển nổi. Mực nổi trên mặt bể được đẩy đi nhờ dòng khí sục từ đáy bể. Hoặc một cách khác, sau khi sàng sơ bộ, các xơ thô từ máy nghiền sẽ được xử lý bằng các bước rửa liên tiếp, qua đó mực và các tạp chất khác sẽ được loại bỏ qua phần nước lọc. Quá trình tách mực thường gồm có một công đoạn tẩy trắng riêng bi9eetj, sử dụng Peoxit Hydro hoặc muối Hydrosulphit. Việc bổ sung các bước công nghệ nói trên yêu cầu cần phải có thêm các bước rửa và cô đặc”

Một trong số các nguyên liệu sản xuất giấy bao bì, giấy Tissue, giấy viết hoặc in ở Việt Nam là giấy tái chế như giấy báo, tiền giấy cũ và bẩn, hộ Carton cũ…Với giấy loại, người ta sử dụng thiết bị nghiền cơ khí, như máy nghiên thủy lực. Giấy được trộn với nước thành một hỗn hợp đồng nhất. Các chất bẩn nặng như cát và đá sẽ được loại bỏ nhờ quá trình di chuyển dịch chứ các chất lơ lửng qua các sàng đãi. Tại đây kim loại nặng sẽ lắng xuống và được định kỳ loại khỏi hệ thống. Bột từ nghiền thủy lực được làm sạch trong thiết bị làm sạch nồng độ cao, tiếp theo là máy phân tách Turbo dùng để phân riêng các chất bẩn nặng nhẹ tương ứng. Sau khi qua sàng, bột được chuyển đến thiết bị rửa li tâm. Tại thiết bị rửa ly tâm, cát sẽ được tách ra nhờ lực ly tâm. Sau đó bột giấy sẽ được chuyển đến thiết bị làm đặc. Tại đây nước sẽ được tách bớt và bột giấy trở nên đặc hơn. Bột giấy sau làm đặc sẽ được chuyển qua thiết bị lọc tinh, để làm bột đạt tới độ mịn yêu cầu, rồi tới một bể chứa. Tại bể chứa trước máy xeo, người ta sẽ cho thêm vào dịch bột các thuốc màu và hóa chất.

Sơ đồ dưới dây mô tả một quy trình điển hình cho công đoạn làm bột giấy từ giấy thải:

Công đoạn làm bột giấy từ giấy tái chế
Hình 2: Công đoạn làm bột giấy từ giấy tái chế

1.2.3. Chuẩn bị phối liệu bột

Bột giấy đã tẩy trắng sẽ được trộn với các loại bột khác từ giấy phế liệu hoặc bột nhập khẩu. Sự pha trộn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại giấy cần sản xuất. Hỗn hợp bột được trộn với chất phụ gia và chất độn trong bồn trộn. Thông thường, các hóa chất dùng để trộn là nhựa thông, phèn, bột đá, thuốc nhuộm (tùy chọn), chất tăng trắng quang học và chất kết dính,…gồm các bước sau:

  • Trộn bột giấy và giấy phụ gia để tạo ra dịch bột đồng nhất và liên tục
  • Nghiền đĩa để tạo ra được chất lượng mong muốn cho loại giấy cần sản xuất.
  • Hồ (Để cải thiện cảm giác và khả năng in cho giấy) và tạo màu (Thêm pigments, chất màu và chất độn) để đạt được thông số chất lượng như mong muốn.

1.2.4. Xeo giấy

Bột giấy đã trộn lại được làm sạch bằng phương pháp ly tâm để loại bỏ chất phụ gia thừa và tạp chất, được cấp vào máy xeo thông qua hộp đầu. Về tách nước và xeo giấy thì máy xeo có 3 bước phân biệt:

  • Bước tách nước trong lực và chân không (Phần lưới)
  • Bước tách nước cơ học (Phân cuốn ép)
  • Bước sấy bằng nhiệt (Các máy sấy hơi gián tiếp)

Ở phần lưới của máy xeo, quá trình tách nước khỏi bột diễn ra do tác dụng của trọng lực và chân không. Nước từ mắt lưới được thu vào hố thu bằng máy bơm cánh quạt và liên tục được tuần hoàn để pha loãng bột tại máy rửa ly tâm. Ở một số máy xeo, lưới được rửa liên tục bằng cách phun nước sạch. Nước được thu gom và xơ được thu hồi từ đó nhờ biên pháp tuyển nổi khí (DAF). Nước trong từ quá trình tuyển nổi khí DAF, còn gọi là nước trắng, được tuần hoàn cho nhiều điểm tiêu thụ khác nhau. Các nhà máy không có DAF thì sẽ thải bỏ nước rửa lưới ra cống thải hoặc tuần hoàn một phần cho quá trình rửa bột.

Sau phần lưới là phần cắt biên để có được độ rộng như ý. Phần biên cắt đi của tấm bột giấy rơi xuống hố dài dưới lưới và được tuần hoàn vào bể trước máy xeo.

Ở cuối phần lưới máy xeo, độ đồng đều của bột tăng đến khoảng 20%. Người ta tiếp tục tách nước bằng cuộn ép để tăng độ đồng đều lên khoảng 50%.

Cuối cùng, giấy được làm khô bằng máy sấy hơi gián tiếp đạt khoảng 94% độ cứng và được cuốn thành từng cuộn thành phẩm.

1.2.5 Khu vực phụ trợ

Khu vực phụ trợ bao gồm cấp nước, cấp điện, nồi hơi, hệ thống khí nén và mạng phân phối hơi nước.

Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một ngành sử dụng nhiều nước và việc cấp nước được đảm bảo bằng cách lấy nước từ mạng cấp nước địa phương hoặc bằng giếng khoan của Công ty.

Có một số trưởng hợp các công ty lấy nước trực tiếp từ sông thì khi đó nước cần phải được xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu.

Nhìn chung, để sản xuất mỗi tấn giấy thì cần từ 100-350m3 nước. Nồi hơi của Việt Nam thường có công suất 3-10 tấn/giờ. Các nồi hơi sử dụng than đá hoặc dầu làm nhiên liệu. Áp suất hơi nước tối đa là 10kg/m2. Hơi nước được dùng trong các máy sấy và máy xeo có áp suất khoảng 3-4 kg/cm2 và trong các nồi nấu là 6-8kg/cm2

Trong các nhà máy giấy và bột giấy, khí nén được dùng cho vận hành máy xeo, các thiết bị đo, các khẩu rửa phun,…Các máy nén thường là yếu tố góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng.

Hệ thống phân phối hơi trong các nhà máy giấy thường khá phức tạp. Khói thải từ nồi nơi được thải ra thông qua một quạt gió đẩy vào ống khói. Hệ thống kiểm soát khói thải như Cyclon đa bặc, túi lọc, và ESP có thể được sử dụng để kiểm soát phát thải hạt lơ lửng.

Một số nhà máy có các bộ phát điện dùng Diesel để đảm bảo các yêu cầu về điện năng, đề phòng trường hợp mất điện từ lưới điện quốc gia.

Thiết bị phụ trợ chính trong ngành sản xuất giấy
Thiết bị phụ trợ chính trong ngành sản xuất giấy

1.2.6. Thu hồi hóa chất

Dịch đen thải ra sau quá trình nấu có chứ Lignin, Ligno sulphates và các hóa chất khác. Các hóa chất này được thu hồi tại khu vực thu hồi hóa chất và được tái sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy. Đầu tiên, dịch đen được cô đặc bằng phương pháp bay hơi. Tiếp đó, dịch đen đã cô đặc được dùng làm nhiên liệu đót trong nồi hơi thu hồi. Các chất vô cơ còn lại sau khi đốt sẽ ở dạng dịch anasu chảu trên snaf lò. Dịch nấu chảy chứa chủ yếu là muối Carbonate chảy xuống từ trên san lò và được giữ bằng nước; chất này gọi là dịch xanh. Dịch xanh này được mang đến bồn phản ứng (Bồn kiềm hóa) để phản ứng với vôi Ca(OH)2 tạo thành NaOH và CaCO3 lắng xuống. Phần chất lỏng sẽ được dùng cho quá trình sản xuất bột giấy, còn Calcium Carbonate được làm khô và cho vào lò vôi để chuyển cành CaO bằng cách gia nhiệt. CaO lại được trộn với nước để hóa vôi. Hình 2 mô tả chu trình thu hồi hóa chất và nấu bột.

Sản xuất giấy có qui hồi dòng thải hóa chất.
Sản xuất giấy có qui hồi dòng thải hóa chất.

1.3. Hiện trạng nước thải trong quy trình sản xuất Giấy

Nhà máy giấy và bột giấy sinh ra chất thải dạng nước thải, và chất thải rắn. Loại phát thải nổi bật nhất là nước thải, tiếp đó là khí thải và chất thải rắn.
Các nhà máy giấy và bột giấy sinh ra một lượng lớn nước thải và nếu không được xử lý thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tiếp nhận. Bẳng 2 cho thấy các nguồn nước thải khác nhau trong một nhà máy giấy và bột giấy

Phần lớn nước thải phát sinh là nước dùng trong quy trình tiếp xúc với nguyên liệu thô, với các sản phẩm và sản phẩm phụ và chất dư thừa.

Quá trình sản xuất bột giấy bằng kiềm tiêu tốn khoảng 2 tấn gỗ cho mỗi tấn bột giấy sản xuất ra, nghĩ là sẽ có khoảng ½ lượng nguyên liệu thô bị hòa tan trong dịch nấu. Các quy trình sản xuất bột giấy cho loại giấy viết và giấy in có sản lượng bột khoẳng 45-50%. Tải lượng BOD5 từ các quy trình này là khoảng từ 300-360 kg đối với 1 tấn bột giấy khô gió, tương tự như vậy tỉa lượng BOD tạo ra bằng khoảng 1200 – 1600 kg đối vói 1 tấn bột giấy khô gió.

Tại các nhà máy mà bột giấy được tẩy trắng, thì công đoạn tẩy chính là công đoạn gây ô nhiễm nhiều nhất. Nước thải từ công đoạn tẩy chiếm 50-75% tổng lượng nước thải và chiếm 80-95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm.

Các nguồn nước thải từ những Bộ phận trong quy trình sản xuất giấy
Bảng 2: Các nguồn nước thải từ những Bộ phận trong quy trình sản xuất giấy

2. Hóa chất, phụ gia cho ngành sản xuất giấy Eco One

Các phụ gia trong ngành sản xuất giấy đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất

2.1. Phụ gia khử bọt

Ứng dụng: Do quá trình tuần hoàn tái sử dụng nguồn nước liên tục, bọt được sinh ra rất nhiều trong quy trình sản xuất. Việc sử dụng phụ gia khử bọt giúp nâng cao chất lượng giấy thành phẩm và giúp tăng năng suất của máy từ đó tối ưu quy trình sản xuất giấy.

2.1.1. Phụ gia khử bọt EG-T1122

Chất phá bọt giấy kraft eg t1122

2.1.2. Phụ gia khử bọt EG-1532

Chất phá bọt giấy eg 1532

2.1.3. Phụ gia khử bọt EG-P737

Chất phá bọt giấy trắng eg p737

2.2. Màu nước cho giấy

Chiếm một lượng nhỏ trong giấy, giúp tăng tính thẩm mỹ về màu sắc, độ bóng, tăng chất lượng của giấy.

2.2.1. Màu cam nước – Eco 64

 

Màu cam nước eco 64

2.2.2. Màu đen nước – Eco 168

Màu đen nước eco 168

2.2.3. Màu đỏ nước – Eco CL

Màu đỏ nước eco CL

2.2.4. Màu nâu nước – Eco Y

Màu nâu nước eco y

2.2.5. Màu vàng Cation dạng lỏng – Eco S

Màu vàng cation dạng lỏng eco 2s

2.2.6. Màu vàng nước – Eco 11

Màu vàng nước eco 11

2.3. Chất gia cường và tăng kết dính

Được trộn lẫn vào trong bột giấy để thay thế bớt lượng xơ sợi có trong giấy, giúp tăng độ nhẵn, độ đồng đều trên bề mặt của giấy.

2.3.1. Chất độn hỗn hợp – Eco VN01

Chất độn hỗn hợp eco vn01

2.3.2. Chất tăng bền cứng – Eco 201

Chất tăng bền cứng eco 201

2.3.3. Chất tăng bền khô – Eco 515DS

Chất tăng bền khô eco 515ds

2.3.4. Chất tăng bền ướt – Eco 1012

Chất tăng bền ướt eco 1012

2.4. Phụ gia cho quy trình gia keo bề mặt.

Những chất có tác dụng gia keo trên bề mặt hoặc gia keo nội bộ tờ giấy giúp làm tăng khả năng chống thấm nước của giấy.

2.4.1. Chất chống thấm bề mặt – Eco MK30

Chống thấm bề mặt eco mk30

2.4.2. Chất chống thấm bề mặt – Eco SP40

Chống thấm bề mặt eco sp40

2.4.3. Chất chống thấm nội bộ – Eco Plus 15

Chống thấm nội bộ eco plus 15

2.4.4. Chất chống thấm nội bộ – Eco Power 15

Chống thấm nội bộ eco power 15

2.4.5. Chất gia keo bề mặt – Eco SP40

Gia keo bề mặt eco sp40

2.4.6. Tinh bột biến tính – Eco VN610

Tinh bột biến tính eco vn610

2.5. Chất tăng trắng

Sử dụng để làm sáng sản phẩm giấy bằng cách loại bỏ hoặc phân hủy các hợp chất gây màu.

2.5.1. Chất tăng trắng trung tính – Eco SAM

Chất tăng trắng trung tính eco sam

2.5.2. Chất tăng trắng trung tính Eco – SUP

Chất tăng trắng trung tính eco sup

2.6. Hóa chất xử lý nước thải ngành sản xuất giấy

2.6.1. Polymer Cation

  • Tên sản phẩm: Polymer cation SPECFLOC C-1492
  • Tên khác: PAM C1492, Hạt nhựa
  • Công thức: CONH2[CH2-CH-]n
  • Số CAS: 9003-05-8
  • Xuất xứ: Anh Quốc
  • Quy cách đóng gói: 25kg/bao

2.6.2. Polymer Anion

  • Tên sản phẩm: Polymer Anion A1110 SPECFLOC A-1110 HMW
  • Tên khác: PAM
  • Công thức: [-CH2-CH(COOH)-]n
  • Số CAS: 9003-05-8
  • Xuất xứ: Anh Quốc
  • Quy cách đóng gói: 25kg/bao

 

2.6.3. PAC

2.6.4. Javen

 

2.6.5. NaOH

 

2.6.6. HCl

 

3. Lí do lựa chọn Eco One là đơn vị cung cấp hóa chất và phụ gia cho ngành sản xuất giấy

  • ECO ONE – Chuyên Gia Hóa Chất Cho Sản Xuất Giấy
  • Giới Thiệu Chung:
    • Chào mừng đến với ECO ONE, ngôi nhà của những giải pháp hóa chất tiên tiến, được tạo ra đặc biệt để nâng cao hiệu suất trong quy trình sản xuất giấy hiện đại.
  • Chuyên Môn Hóa Chất:
    • Tại ECO ONE, chúng tôi không chỉ cung cấp hóa chất, mà chúng tôi là đối tác đồng hành của bạn, hỗ trợ ngành công nghiệp giấy trong việc xây dựng quy trình sản xuất thông minh và thân thiện với môi trường.
  • Cam Kết Bền Vững:
    • Chúng tôi tự hào về sứ mệnh của mình trong việc mang lại giải pháp thân thiện với môi trường, hỗ trợ quy trình sản xuất giấy trên con đường của họ về sự bền vững.
  • Đối Tác Chiến Lược:
    • ECO ONE không chỉ là một nhà cung cấp hóa chất, mà còn là đối tác chiến lược của bạn, giúp bạn tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
  • Chất Lượng và Độc Đáo:
    • Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp độc đáo, chất lượng hàng đầu để đảm bảo quy trình sản xuất giấy của bạn luôn hoạt động hiệu quả và ổn định.
  • Tầm Nhìn Bền Vững:
    • Hãy chọn ECO ONE – sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng và tầm nhìn vững bền, giúp bạn xây dựng một ngành công nghiệp giấy thân thiện với môi trường.

“ECO ONE – Đối tác đáng tin cậy của bạn trong việc tạo ra sản phẩm giấy chất lượng cao và bền vững.”

 

CÔNG TY TNHH ECOONE VIỆT NAM

Chi nhánh miền Bắc: Số 8, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0902.164.766

Email: Ninhkysuhoachatecoone@gmail.com

Website: Sieuthihoachatcongnghiep.com

5/5 (1 Review)