Độ pH của nước là một chỉ số quan trọng giúp bạn xác định được nguồn nước của mình đang dùng có đảm bảo chất lượng hay không. Vì vậy, nội dung bài viết dưới đây Ecoone Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu độ pH của nước là gì, cách tính độ pH trong nước, tầm quan trọng của việc xác định độ pH của nước và cách để điều chỉnh độ pH nhé!
Xem nhanh
Độ pH là gì

Độ PH được hiểu là chỉ số hoạt động của các ion hydro H+ trong môi trường dung dịch. Nếu lượng ion H+ hoạt động trong dung dịch nhiều thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu dung dịch đó chứa ion H+ ít thì dung dịch đó mang tính chất bazo. Trong trường hợp hydro ( H+ ) cân bằng với lượng hydroxit ( OH- ) thì đó là dung dịch trung tính và có độ PH là 7
Các loại hóa chất điều chỉnh độ pH

Để trung hòa một loại dung dịch chúng ta cần phải biết dung dịch đó đang có tính chất axit hay tính bazo. Để trung hòa dung dịch axit và điều chỉnh pH của chúng bạn phải thêm các ion hydroxit (OH-), là 1 bazo. Để trung hòa dung dịch bazo bạn phải thêm ion hydro ( H+ ), là một axit. . Quá trình trung hòa xảy ra sẽ tạo ra nước và muối ( canxi clorua) . Độ pH của dung dịch trung tính sẽ phụ thuộc vào lượng axit chứa trong chất ban đầu
Hiện nay có 2 loại hóa chất phổ biến sử dụng để trung hòa axit hoặc bazơ là natri hydroxit (50%) và axit sulfuric (98%). Để tăng độ pH của chất lỏng có tính axit, cũng có thể sử dụng natri cacbonat (tro soda), amoni hydroxit, canxi hydroxit (vôi) hoặc magie hydroxit. Để giảm độ pH của chất lỏng cơ bản, có thể sử dụng axit photphoric, axit clohydric (HCI), axit nitric hoặc carbon dioxide, ngoài sulfuric. Dưới đây là một số loại hóa chất để trung hòa PH
Axit được sử dụng để trung hòa bazo
Carbon Dioxide (CO2):
- Tính chất: Không phải axit nhưng khi tiếp xúc với nước tạo thành axit cacbonic (H2CO3).
- Ứng dụng: Đôi khi được sử dụng để xử lý một số loại nước thải.
- Ưu điểm: Không tạo ra khí ăn mòn.
- Hạn chế: Khó sử dụng và không phổ biến trong hệ thống trung hòa.
Axit clohydric (HCl):
- Tính chất: Là axit phổ biến thứ hai trong công nghiệp, mạnh hơn CO2 nhưng yếu hơn axit sulfuric.
- Ưu điểm: Rẻ, hiệu quả, thích hợp để sử dụng trong nhiều hệ thống công nghiệp.
- Hạn chế:
- Khi nồng độ >10%, tạo hơi hydro clorua (HCl) ăn mòn kim loại như thép không gỉ, đồng.
- Cần không gian thông thoáng hoặc môi trường ngoài trời để tránh khí ăn mòn.
- Giải phóng nhiệt khi phản ứng.
Axit nitric (HNO3):
- Tính chất: Mạnh hơn HCl, nhưng đắt hơn và có tính oxy hóa mạnh.
- Ưu điểm: Hiệu quả trong trung hòa, nhưng phải sử dụng cẩn thận.
- Hạn chế:
- Kết hợp với độ ẩm tạo khí ăn mòn.
- Không phù hợp khi có vật liệu hữu cơ.
- Giải phóng nhiệt, cần kiểm soát quá trình.
Axit photphoric (H3PO4):
- Tính chất: Là axit yếu, an toàn hơn so với các loại axit mạnh.
- Ưu điểm:
- Phản ứng chậm, dễ kiểm soát.
- Không tạo khí thải ăn mòn, an toàn trong môi trường kín.
- Hạn chế: Không hiệu quả và tiết kiệm chi phí bằng HCl hoặc H2SO4.
Axit sulfuric (H2SO4):
- Tính chất: Axit mạnh nhất thường được sử dụng trong trung hòa nước thải, rẻ nhất và hiệu quả cao.
- Ưu điểm:
- Đa năng, phù hợp với nhiều loại nước thải.
- Dễ sử dụng hơn HNO3 và HCl.
- Hạn chế:
- Phản ứng mạnh, giải phóng nhiệt cao.
Bazơ được sử dụng để trung hòa axit
Amoni Hydroxit (NH4OH) – Amoni hydroxit không phải là một lựa chọn tốt để làm hóa chất trung hòa, vì nó khó xử lý, tạo ra khí ăn mòn nguy hiểm và đắt tiền. Nếu sử dụng, bể chứa và xử lý phải được thông gió thích hợp.
Tác dụng của điều chỉnh pH
Hóa chất điều chỉnh pH có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại những lợi ích thiết thực sau:
Đảm bảo chất lượng nước
- Nước sinh hoạt: Điều chỉnh độ ph về mức trung tính (pH=7) giúp đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, ngăn ngừa bệnh do nước bẩn gây ra.
- Nước công nghiệp: giúp duy trì độ pH ổn định trong quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị và đảm bảo chất lượng.
- Nước thải: Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái.
Ngăn ngừa sự ăn mòn
- Nước có độ ph quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra sự ăn mòn đường ống, thiết bị sử dụng nước dẫn đến hư hỏng và thất thoát nước.
- Hóa chất điều chỉnh ph giúp duy trì ph ổn định, hạn chế sự ăn mòn và kéo dài tuổi thọ của hệ thống,
Bảo vệ môi trường
- Nước có độ ph quá cao hoặc quá thấp có thể gây hại cho môi trường sinh thái.
- Hóa chất điều chỉnh ph giúp xư rlý nước thải đạt chuẩn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Ngoài ra, hóa chất điều chỉnh ph còn có một số tác dụng như:
- Sử dụng trong sản xuất thực phẩm, đồ uống,…
- Nghành ý tế
- Nghành nông nghiệp
Lưu ý khi sử dụng hóa chất điều chỉnh pH
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
- Trước khi sử dụng loại hóa chất điều chỉnh ph nào, nên đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Hướng dẫn sử dụng sẽ cung cấp lượng dùng, cách sử dụng, an toàn và các thông tin quan trọng khác.
Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo
- Mỗi loại hóa chất điều chỉnh ph đều có liều lượng khuyến cáo khác nhau. Việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít hóa chất đều có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
- Sử dụng quá nhiều hóa chất có thể làm tăng độ ph hoặc giảm độ ph quá mức, gây hại cho môi trường
- Sử dụng quá ít sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn
Mang dụng cụ bảo hộ lao động
- Khi sử dụng hóa chất điều chỉnh ph, cần mang dụng cụ bảo hộ bao động như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Hóa chất điều chỉnh ph có thể gây kích ứng da, mắt và đường hô hấp.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất điều chỉnh pH
- Không nên hít trực tiếp hoặc để hóa chất điều chỉnh ph dính vào da, mắt, miệng.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng hóa chất điều chỉnh pH
Bài viết liên quan:
Hóa chất khử màu nước thải hiệu quả: Xem thêm>>
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ECOONE VIỆT NAM
Chi nhánh miền Bắc: Số 8, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0903 209 802 Mr Mạnh Ecoone chem
Website: Sieuthihoachatcongnghiep.com